0987 066 135

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh ban khỉ

Ban khỉ là một trong những căn bệnh đau ban oan nghiệt, đã cướp đi mạng sống của rất nhiều trẻ thơ vô tội!

Hiện nay, căn bệnh này không còn phổ biến như trước nhưng vẫn còn nhiều trẻ em mắc phải, khiến cho bản thân các em phải khổ sở vô cùng và người nhà cũng vậy.

Vì vậy, tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc bài thuốc dân gian điều trị bệnh ban khỉ mà tôi được biết. Nguyên liệu của bài thuốc này có phần đặc biệt, tuy nhiên, nó đã có tác dụng thực sự, ít nhất là với người bệnh trong câu chuyện này.

Mẹ tôi hay kể rằng: ngày xưa, nuôi con nít rất khó bởi nhiều lý do về thực phẩm, thuốc men, chăm sóc và môi trường sống… Có những nhà sinh cả chục đứa con nhưng chỉ một nửa trong số đó còn sống tới lúc trưởng thành. Trong đó, giai đoạn từ sơ sinh đến năm 12 tuổi là dễ mắc bệnh và dễ gặp tai nạn nhất. Vì vậy, nhiều gia đình có con cái đủ 12 tuổi thường tổ chức lễ cúng lớn để cầu nguyện, tạ ơn trời phật, tổ tiên; xem như đứa bé đã vượt qua kỳ hạn 12 năm đầy rủi ro cho sinh mạng của mình.
Thời ấy, có rất nhiều căn bệnh có thể cướp đi sự sống của trẻ con như: uốn ván do nhiễm trùng khi cắt cuốn rốn, đậu mùa, lao phổi và các bệnh ban như: ban đỏ, ban đen, ban bạch, ban khỉ…
Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến bệnh ban khỉ và cách điều trị nó theo kinh nghiệm dân gian.
Em nhỏ đáng thương

Em nhỏ đáng thương bị bệnh ban khỉ

Bệnh ban khỉ là gì?

Có ý kiến cho rằng bệnh ban khỉ ở trẻ em là do đứa bé ấy bị suy dinh dưỡng quá nặng (và khám bệnh thì không ra bệnh căn). Cũng có ý kiến cho rằng ban khỉ là do bệnh ban bạch không được điều trị hết, để lâu ngày mà thành.

Biểu hiện: Trẻ nhỏ không ăn uống được hoặc chỉ ăn uống được chút ít nhưng lại bị rối loạn tiêu hóa (khiến cho ói mửa, tiêu chảy ra hết). Vì thế, đứa trẻ càng ngày càng gầy, mắt lồi ra, cái đầu chò vò, tay chân ốm tong, bụng hơi phình, khóc la suốt đêm… và gương mặt nhìn như mặt khỉ (cho nên gọi là bệnh ban khỉ).

Giới thiệu bài thuốc dân gian điều trị bệnh ban khỉ?

Bài thuốc điều trị ban khỉ sau đây chỉ gồm 1 vị giúp khai thông khí huyết và năng lượng (đã bị bế). Thông qua đó, người bệnh phục hồi sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật, vi trùng…

Bài thuốc này cũng đã được sử dụng để điều trị cho chị gái tôi (sinh năm 1956), hiện nay vẫn còn sống. Năm ấy, chị tôi được 5 tuổi thì bị bệnh ban khỉ… và phải nằm chờ chết (lúc đó người nhà đã coi như chết). Nghe tin, ba tôi đang công tác ở xa liền tức tốc về nhà và làm bài thuốc cho chị tôi uống (vì ba tôi có ghi chép lại các bài thuốc đã dùng, hoàn cảnh dùng nên tôi mới biết). Sau 30 phút kể từ khi uống thuốc thì chị tôi tỉnh lại, sau đó người nhà cho chị ăn uống để bồi bổ thêm.

Nói ra vị thuốc này, hy vọng bạn sẽ không bị sốc và ngạc nhiên. Vâng, nó là phân ngựa bạch đã phơi khô, có màu đen (Thật ra, trong Đông y, phân của nhiều loài động vật, kể cả phân người đều có thể dùng làm thuốc. Bạn có thể tham khảo thêm những bài thuốc từ phân trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (của nhà nghiên cứu Đỗ Tất Lợi)). Riêng bài thuốc này thì chưa được ghi chép trong sách mà chỉ được truyền miệng trong dân gian.

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh ban khỉ từ phân ngựa bạch

Ngựa bạch (ảnh minh họa)

Cách thực hiện:

  • Lấy phân ngựa bạch đã phơi khô, đốt cháy thành than (ngày xưa đốt bằng lửa củi, than củi).
  • Sau đó, ta lấy tro than hòa vào ly nước ấm (đã nấu chín, để ấm lại), khuấy đều, liều lượng khoảng 250 ml nước ấm cho 1 muỗng bột tro than (loại muỗng nhỏ – muỗng cafe).
  • Khi thấy tro than trong nước ấy lắng xuống, ta chắt phần nước trong ra chén cho đứa trẻ uống, uống thay cho nước uống thông thường, hễ thấy khát nước thì uống cho đến khi thấy tinh thần đứa trẻ tỉnh táo, tươi tắn, thân nhiệt ấm áp thì ngưng (Thực tế là chị tôi lúc ấy coi như đã chết nên làm thuốc này đổ vào để cứu sống lại).
  • Cho nên, lúc đang cứu đó thì pha 1 muỗng cafe bột tro than phân ngựa bạch với 120 ml nước ấm thôi. Còn khi đã tỉnh, ăn chút đỉnh được thì pha nước theo tỉ lệ 250 ml như đã nói ở trên (theo dõi nếu thấy khỏe nhiều thì giảm nồng độ tro lại).

Lưu ý:

  • Ngựa bạch khác với ngựa trắng ở chỗ toàn thân ngựa bạch có màu trắng mây hoặc màu trắng hồng, 4 móng chân đều có màu trắng ngà và các bộ phận như con ngươi mắt, xung quanh viền mắt, mũi, miệng, bộ phận sinh dục… đều có màu hồng.
  • Ngựa bạch cũng khác với con ngựa bị bệnh bạch tạng.
Mắt ngựa bạch khi chiếu đèn ban đêm sẽ đỏ như vậy, còn không là ngựa nhuộm màu lông, làm giả...

Mắt ngựa bạch khi chiếu đèn vào ban đêm sẽ đỏ như vậy (còn không đỏ là ngựa nhuộm màu lông, ngựa trắng…)

Lời kết

Với Đông y, không có vị thuốc nào quý, vị thuốc nào không quý, chỉ cần dùng đúng bệnh thì nó sẽ là quý.

Hơn nữa, khí và năng lượng trong cơ thể là vô hình (đối với mắt). Chỉ cần khí và năng lượng được khai thông thì con người sẽ khỏe mạnh và có năng lực chống lại bệnh tật. Vì vậy, Đông y thường chủ trương “hỗ chính khu tà” (ít khi phạt tà, công tà) vì “chính” mạnh thì “tà” lui. Nói một cách ví von thì nếu “phạt tà” – gây chiến tranh thì dù có thắng cũng sẽ để lại bãi chiến trường trong thân thể, làm thân thể hao tổn ít nhiều.

Với bệnh ban khỉ đã nói ở trên là do bệnh xâm nhập sâu vào lục phủ ngũ tạng, làm đình trệ khí huyết. Vì vậy, người bệnh sẽ có cảm giác mơ hồ rằng “nội lực” của mình còn đầy mà không sử dụng được, làm cho mê, mỏi, mệt… Vì vậy, đứa bé mới khó chịu trong người và khóc la ngày đêm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *